B.G - The Economist
KD chuyển ngữ
2010/09/14
KD chuyển ngữ
2010/09/14
Hôm qua tại Hà Nội bà Hillary Clinton, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã quở trách nước chủ nhà vì đã thất bại trong việc giữ cho mạng Internet được tự do. Việt Nam đã ngăn chặn trang mạng xã hội Facebook kể từ tháng 11 năm 2009 (trong năm đó, số người Việt Nam truy cập trang mạng này đã gia tăng từ 40 nghìn đến con số 1 triệu.). Cũng trong khoảng thời gian này, ai đó đã làm nhiều máy tính nhiễm mã độc bằng một phần mềm đánh chữ Việt giả tạo và rồi sử dụng các máy tính này để tấn công từ chối dịch vụ (denial of attack DDoS) các trang mạng phản đối dự án khai thác Bauxite ở Việt Nam, một dự án mà chính phủ quyết tâm thực hiện. Việt Nam đã bỏ tù các blogger. Và theo lời của ông Duy Hoàng thuộc Đảng Việt Tân, các tin tặc ở Việt Nam đã đánh cắp và công bố dữ liệu của một trang mạng được các người trong nước sử dụng như điểm gặp của phong trào phát biểu chính kiến.
(Bạn có thể đọc thểm về các bogger tại Việt Nam qua tờ Economist tại đây).
Cho nên, bà Clinton đã làm một việc đúng. Nhưng bà ta có thể đã không làm đúng cách. Đọc về sự hiện diện của bà Bộ trưởng ngày hôm qua, tôi chợt nghĩ đến một hội thảo tôi đã có dịp quan sát vàotháng Tư cùng với ông Hoàng và Adrian Hồng thuộc tổ chức Pegasus, một tổ chức được sáng lập để tập trung vào các phương pháp thông tin trong các xã hội khép kín. Ông Hồng đã chỉ ra rằng, đối với Hoa Kỳ, nhân quyền nói chung chỉ là một ưu tiên có tính chất cường điệu mà thôi. Dù cố gắng, ông cũng không thể nhớ ra Hoa Kỳ đã có hành động ngoại giao quốc tế nào mà thuần túy nhắm đến nhân quyền; khi các nhà ngoại giao khép cửa họp kín, ông nói, thì trong đó họ sẽ chỉ bàn đến các vấn đề thương mại. Ông không thấy lý do nào để nghĩ rằng thái độ đấu tranh cho quyền tiếp cận mạng thông tin mà không bị cản trở sẽ khác với thái độ đấu tranh cho các quyền con người.
Nhưng cả ông Hồng lẫn ông Hoàng, những người mong muốn một Việt Nam đổi mới, không ai phủ nhận hoàn toàn vai trò của Hoa Kỳ. Ông Hoàng nói rằng sự ủng hộ quốc tế có giá trị rất lớn đối với quốc nội, và Hoa Kỳ là quốc gia có rất nhiều thế lực. Tôi hỏi ông ta, nếu bà Clinton có thể làm một việc trong chuyến viếng thăm kế tiếp, thì điều duy nhất có hiệu quả đó sẽ là gì? Ông nói rằng việc truy cập mạng Internet không nhất thiết chỉ là một vấn đề nhân quyền; nó còn có thể là một vấn đề mậu dịch và phát triển nữa. Ông ta nói rằng bà Clinton có thể sau cánh cửa khép kín nói rõ với các đối tác của bà ta rằng mạng internet đối với việc làm và giáo dục quan trọng như thế nào và một mạng internet khép kín sẽ khiến cho sức sáng tạo giảm hơn là một mạng internet mở rộng.
(Bạn có thể đọc thểm về các bogger tại Việt Nam qua tờ Economist tại đây).
Cho nên, bà Clinton đã làm một việc đúng. Nhưng bà ta có thể đã không làm đúng cách. Đọc về sự hiện diện của bà Bộ trưởng ngày hôm qua, tôi chợt nghĩ đến một hội thảo tôi đã có dịp quan sát vàotháng Tư cùng với ông Hoàng và Adrian Hồng thuộc tổ chức Pegasus, một tổ chức được sáng lập để tập trung vào các phương pháp thông tin trong các xã hội khép kín. Ông Hồng đã chỉ ra rằng, đối với Hoa Kỳ, nhân quyền nói chung chỉ là một ưu tiên có tính chất cường điệu mà thôi. Dù cố gắng, ông cũng không thể nhớ ra Hoa Kỳ đã có hành động ngoại giao quốc tế nào mà thuần túy nhắm đến nhân quyền; khi các nhà ngoại giao khép cửa họp kín, ông nói, thì trong đó họ sẽ chỉ bàn đến các vấn đề thương mại. Ông không thấy lý do nào để nghĩ rằng thái độ đấu tranh cho quyền tiếp cận mạng thông tin mà không bị cản trở sẽ khác với thái độ đấu tranh cho các quyền con người.
Nhưng cả ông Hồng lẫn ông Hoàng, những người mong muốn một Việt Nam đổi mới, không ai phủ nhận hoàn toàn vai trò của Hoa Kỳ. Ông Hoàng nói rằng sự ủng hộ quốc tế có giá trị rất lớn đối với quốc nội, và Hoa Kỳ là quốc gia có rất nhiều thế lực. Tôi hỏi ông ta, nếu bà Clinton có thể làm một việc trong chuyến viếng thăm kế tiếp, thì điều duy nhất có hiệu quả đó sẽ là gì? Ông nói rằng việc truy cập mạng Internet không nhất thiết chỉ là một vấn đề nhân quyền; nó còn có thể là một vấn đề mậu dịch và phát triển nữa. Ông ta nói rằng bà Clinton có thể sau cánh cửa khép kín nói rõ với các đối tác của bà ta rằng mạng internet đối với việc làm và giáo dục quan trọng như thế nào và một mạng internet khép kín sẽ khiến cho sức sáng tạo giảm hơn là một mạng internet mở rộng.
Gửi bài viết này cho bạn bè qua Y!M:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét