Trước tiên, hãy cập nhật phần mềm phòng chống vi rút và phần mềm gián điệp/quảng cáo, phần mềm tường lửa v.v… Tiếp đến, khởi động lại các phần mềm này để phát hiện vi rút, phần mềm gián điệp đã xâm nhập vào máy tính. Một vài phần mềm gián điệp hay vi rút sẽ sử dụng máy tính của bạn như một bàn đạp để tấn công các máy tính khác, khi đó đường truyền Internet sẽ bị chiếm hết băng thông bởi các hoạt động “bất hợp pháp” và dẫn đến tình trạng nghẽn mạch.
Sau khi chắc chắn máy tính không nhiễm vi rút hay phần mềm gián điệp, hãy thực hiện thủ tục kiểm tra xem kết nối mạng của máy tính có tốt không
Bước 1: Xác định địa chỉ IP của bạn
- Kích chuột trái vào biểu tượng Start sau đó chọn>>> Run
- Sau khi hiện ra dòng lệnh trong Run, ta gõ lệnh “cmd” vào trường lệnh
- Khi đó sẽ hiện ra cửa sổ dạng Dos, ta gõ tiếp vào lệnh “ ipconfig”
Bước 2: Ping địa chỉ IP để xác định trạng thái mạng internet hiện tại
Nhập vào dòng lệnh “ping 192.168.1.105”
Nếu cửa sổ dòng lệnh xuất hiện một loạt thông báo giá trị thời gian được tính bằng đơn vị miligiây, thì kết nối mạng của máy tính đang hoạt động tốt. Ngược lại, nếu lệnh ping thất bại (màn hình xuất hiện thông báo “Destination host unreachable”)
thì card mạng hay đường nối giữa máy tính với thiết bị mạng như hub, router, modem… có vấn đề. Nhập vào lệnh exit, rồi ấn <Enter> để đóng cửa sổ dòng lệnh. Để khắc phục hiện tượng này, trước hết hãy khởi động lại hub, router hay modem. Nếu những thiết bị này không có nút tắt/mở nguồn, hãy tháo chúng ra khỏi nguồn cấp điện, đợi trong vài phút, gắn thiết bị lại, khởi động lại máy tính và chờ xem trục trặc có còn tiếp diễn hay không.
Một giải pháp khác là chuyển đổi cáp mạng. Hãy tiến hành đổi tuần tự tất cả cáp mạng nối với máy tính để xác định xem có phải một sợi cáp hỏng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đứt kết nối Internet hay không.
Nếu tất cả máy tính trong mạng “đứt” kết nối Internet cùng lúc (đã loại trừ khả năng nhiễm vi rút) thì nguyên nhân gây ra không phải từ Windows, phần cứng máy tính, cáp nối hay kết nối không dây (nếu có). Nhưng nếu chỉ có một máy tính trong mạng không thể truy cập Internet, nguyên nhân có thể xuất phát từ những thành phần vừa kể trên.
Trong trường hợp đang sử dụng mạng không dây, hãy kiểm tra chất lượng kết nối của card mạng không dây thông qua một biểu tượng nằm trên khay hệ thống. Nếu chất lượng tín hiệu quá kém thì bạn cần di chuyển những vật dụng có khả năng “cản” sóng ra khỏi khu vực làm việc (bàn ghế, đồ đạc, vách ngăn …) hoặc bố trí máy tính gần điểm phát sóng hơn.
Cuối cùng, nếu tất cả thiết bị vẫn hoạt động tốt thì nguyên nhân là do nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Hãy điện thoại liên lạc với trung tâm hỗ trợ kỹ thuật của ISP đó để được hướng dẫn cách khắc phục. Nếu ISP không cung cấp modem hay router kèm theo khi đăng ký sử dụng dịch vụ, bạn có thể phải liên hệ với nhà sản xuất thiết bị để nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
Bài 2: Cách xử lý sự cố mất mạng internet
* Không có biểu tượng mạng cạnh đồng hồ hệ thống trên system tray:
- Enable biểu tượng mạng trong cửa sổ Network Connections.
- Không có biểu tượng mạng trong cửa sổ Network Connections => Cài driver card mạng.
* Biểu tượng mạng bị ẩn mờ đi và không thể hiện lên: Lỗi IP tĩnh (nếu đặt) do virus => Quét virus toàn bộ máy, sau đó set lại IP tĩnh. Nếu vẫn mất mạng thì set IP tĩnh khác.
* Có biểu tượng mạng với dấu X đỏ bên phải:
- Bật modem, switch (nếu có); nếu modem, switch bị hỏng (không thấy đèn trên modem, switch sáng) => Thay modem, switch khác.
- Card mạng (loại rời) lỏng => Cắm chặt lại card mạng.
- Card mạng (loại rời) hỏng (không thấy đèn trên card mạng sáng) => Thay card mạng khác.
- Cable mạng bị lỏng chỗ cắm vào card mạng hoặc switch, modem => Cắm chặt lại cable mạng.
- Đứt ngầm trong cable mạng => Thay cable mạng khác.
- Đứt chỗ nối với jack RJ45 => Bấm lại đầu jack RJ45 nối với cable mạng.
- Đầu jack RJ45 bấm sai chuẩn => Bấm lại đầu jack RJ45 nối với cable mạng.
* Có biểu tượng mạng với dấu ! bên phải:
- Chưa bật modem khi máy tính được nối với switch chứ không nối trực tiếp với modem (máy tính nối mạng Lan) => Bật modem.
- Trùng IP tĩnh với máy khác trong mạng Lan do set IP tĩnh bị sai => Set lại IP tĩnh khác.
- Trùng IP tĩnh với máy khác trong mạng Lan do virus => Quét virus toàn bộ máy, sau đó set lại IP tĩnh. Nếu vẫn mất mạng thì set IP tĩnh khác.
- Lỗi card mạng do cài nhầm driver => Cài lại đúng driver cho card mạng.
* Có biểu tượng mạng:
- Lỏng line DSL cắm vào modem => Cắm chặt lại line DSL.
- Đứt chỗ nối với jack RJ11 => Bấm lại đầu jack RJ11 nối với line DSL.
- Đứt ngầm trong line DSL => Gọi điện cho ISP đến sửa đường line DSL.
- Chưa đặt IP DNS server (nếu máy tính đặt IP tĩnh) => Đặt IP DNS server.
- Lỗi trình duyệt do virus => Quét virus toàn bộ máy, nếu vẫn mất mạng thì cài lại trình duyệt.
- Lỗi đường truyền internet (ping IP DNS server không có reply hoặc vào modem kiểm tra Connection Status thấy IP = 0) => Gọi điện cho ISP để sửa chữa.
Chú ý: Hoàn toàn tương tự với mạng wifi, hơi khác ở một số chỗ:
* Nếu có dấu X đỏ bên phải biểu tượng mạng thì có thể chưa bật nút mạng wifi trên laptop.
* Nếu có dấu ! bên phải biểu tượng mạng thì có thể máy tính bị chặn IP trong modem wifi bởi bộ lọc IP (trường hợp xài chùa).
* Nếu có biểu tượng mạng mà mất mạng thì có thể bị chặn bởi password mạng wifi (trường hợp xài chùa).
* Nếu có biểu tượng mạng mà mất mạng thì có thể máy nằm ngoài vùng phủ sóng (không có vạch sóng) của modem wifi (trường hợp xài chùa).
Gửi bài viết này cho bạn bè qua Y!M:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét